Để đảm bảo máu và các chế phẩm từ máu đạt chất lượng tốt nhất, người thực hiện phải tuân thủ theo những cách bảo quản máu của Bộ y tế đã đề ra. Vậy quy trình sản xuất và bảo quản được thực hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây của MEDITOP sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
>>>> XEM THÊM: TOP tủ bảo quản huyết tương trong bệnh viện, phòng thí nghiệm
Máu toàn phần là máu lấy từ mạch máu của những người hiến máu, được bảo quản trong túi chống đông. Bạn có thể bảo quản máu toàn phần bằng cách lấy 250ml máu tĩnh mạch cho vào túi đơn chứa 35 ml chất chống đông. Bảo quản máu trong tủ lạnh từ 4 - 6°C. Hạn sử dụng máu trong vòng 35 ngày.
Cách sản xuất và bảo quản máu
>>>> XEM NGAY: TOP tủ bảo quản huyết tương trong bệnh viện, phòng thí nghiệm
Hồng cầu là lượng máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương ở trên sang 1 túi khác. Tùy vào mỗi loại hồng cầu mà sẽ có cách bảo quản khác nhau. Dưới đây là các cách bảo quản mẫu máu xét nghiệm của một số loại hồng cầu thường gặp.
Khối hồng cầu đậm đặc thường được sản xuất đơn giản bằng phương pháp ly tâm, tách phần lớn các huyết tương sang 1 phần túi riêng biệt. Lượng máu còn lại là khối hồng cầu có chứa khoảng 75% Hematocrit. Phần khối hồng cầu đậm đặc vừa tách sẽ được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 6 °C.
Bảo quản máu hồng cầu
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tủ bảo quản huyết tương FROSTER-BL-170
Sau khi tách huyết tương ra khỏi hồng cầu, trả lại dung dịch bảo quản. Khi đó thành phần hồng cầu còn lại gồm có hồng cầu, dung dịch bảo quản, còn ít bạch cầu và lượng huyết sắc tố tương tự máu toàn phần. Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 6°C. Thời gian sử dụng máu trong vòng 42 ngày.
Hồng cầu nghèo bạch cầu là lượng máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coat. Bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt độ từ 2 - 4°C. Hạn sử dụng diễn ra trong vòng 42 ngày.
Hồng cầu rửa được sản xuất bằng cách lấy máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được ly tâm, sau đó bỏ hết huyết tương rồi thay thế nước muối trộn đều rồi ly tâm tiếp để rửa 3 lần. Bảo quản trong tủ lạnh từ 2- 4°C. Hạn sử dụng diễn ra trong vòng 42 ngày.
Hồng cầu lọc bạch cầu và hồng cầu chiếu xạ là khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai. Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 6 °C trong vòng 2 tuần từ khi chiếu xạ, nếu dùng màng lọc rời (hở) thì sau lọc không để quá 24 giờ.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Tủ bảo quản huyết tương FROSTER-BL-330
Để có được các mẫu chất lượng với thời gian sử dụng dài hơn. Ta có thể bảo quản từng loại máu tiểu cầu như sau:
Tiểu cầu tách từ máu toàn phần được sản xuất bằng cách ly tâm các túi máu toàn phần, gan lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy tiểu cầu. Thông thường, khoảng 3 - 4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể chuẩn bị (sản xuất) được 1 đơn vị pool tiểu cầu (tập hợp tiểu cầu từ nhiều người cho máu).
Bảo quản: Nếu chưa pool (chưa trộn) để 22°C, lắc liên tục 3 - 5 ngày. Trường hợp đã pool (trộn) qua hệ thống hở để ≤ 24 giờ
Bảo quản máu tiểu cầu
Tiểu cầu tách chiết được sản xuất bằng cách dùng máy tách tế bào với bộ kit (dụng cụ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ người cho. Bảo quản 22 °C trong máy lắc liên tục, tối đa được 5 ngày.
Bảo quản tiểu cầu tách chiết
Phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần trong thời hạn 6 giờ kể từ lúc lấy máu, sau đó được bảo quản đông lạnh gọi là huyết tương tươi đông lạnh. Bảo quản trong điều kiện -25 °C, thời hạn 1 năm. Nếu để thấp hơn -25 °C có thể để được lên tới 2 năm.
Bảo quản huyết tương đông lạnh
Tủa được sản xuất bằng cách để huyết tương tươi đông lạnh ở 4 °C, huyết tương tan ra có một phần tủa, sau đó ly tâm thu nhận các tủa này gọi là cryo. Bảo quản ở nhiệt độ -25 °C, thời hạn sử dụng 1 năm. Nếu để thấp hơn -25 °C thì có thể sử dụng được lên đến 2 năm.
Sản xuất và bảo quản tủa
Huyết tương đã tách tủa là phần huyết tương được tách ra sau khi lấy tủa ở huyết tương tươi đông lạnh. Bảo quản ở -25°C thì thời hạn sử dụng 1 năm, nếu để thấp hơn -25 °C có thể sử dụng lên đến 2 năm.
Sản xuất và bảo quản huyết tương đông lạnh
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tủ bảo quản huyết tương FROSTER-BL-180
Huyết tương đông lạnh là huyết tương được tách ra từ máu toàn phần sau 6 giờ kể từ khi lấy máu và để ở nhiệt độ -25 °C còn lại ít. Bảo quản ở nhiệt độ -25 °C thì thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm, nếu để thấp hơn -25 °C có thể sử dụng lên đến 2 năm.
Sản xuất và bảo quản huyết tương đông lạnh
Ngoài các loại máu xét nghiệm như trên, chúng ta còn có thể sản xuất và bảo quản các chế phẩm từ máu khác như sau:
>>>> KHÁM PHÁ NỘI DUNG: Tủ bảo quản huyết tương FROSTER-BL-530
Thiết bị y tế MEDITOP hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích cũng như biết cách bảo quản máu tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về thiết bị y tế khác, hãy liên hệ qua thông tin dưới đây để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ: