MEDITOP CARE - Chuyên cung cấp thiết bị y tế chính hãng
Menu

Cách ghi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc, nhà kho đạt tiêu chuẩn GPP

Bên cạnh việc sản xuất và cung cấp dược phẩm, các cơ sở y tế cũng cần quan tâm đến cách bảo quản thuốc. Vậy cách ghi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc như thế nào? Bài viết dưới đây của MEDITOP sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

>>>> XEM THÊM: Tủ bảo quản thuốc MEDIKA 140 chất lượng cao

 

1. Cách bảo quản thuốc, dược phẩm an toàn tại kho thuốc

Nhiệt độ và độ ẩm bảo quản thuốc tại kho có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thuốc khi sử dụng. Do đó, các cơ sở y tế cần quan tâm đến các yếu tố sau để bảo quản thuốc tốt nhất.

1.1 Nhiệt độ độ ẩm kho thuốc

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, nhiệt độ và độ ẩm của kho thuốc cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như:

  • Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô thoáng (từ 15 đến 250C), tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Độ ẩm tối đa là 70%.
  • Kho lạnh có nhiệt độ tối đa là 80C.
  • Tủ lạnh có nhiệt độ từ 2 đến 80C.
  • Kho đông lạnh có nhiệt độ dưới 100C.
  • Kho mát có nhiệt độ từ 8 đến 150C.

Nhiệt độ, độ ẩm của kho thuốc

1.2 Các yêu cầu về thiết bị và dụng cụ

Bên cạnh tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm của kho thuốc, những cơ sở y tế cũng cần đảm bảo các yêu cầu về thiết bị và dụng cụ trong kho. Sau đây là một số yêu cầu cụ thể:

  • Trong kho thuốc cần trang bị hệ thống điều hòa không khí, máy đo độ ẩm không khí, các phương tiện vận chuyển,… nhằm đảm bảo cho việc bảo quản thuốc được tốt nhất.
  • Đối với các chất độc, chất dễ gây cháy nổ,… cần phải có những thiết bị và dụng cụ bảo quản riêng, tránh tiếp xúc với các loại dược phẩm khác. Ngoài ra, trong kho thuốc cũng cần có các thiết bị cảnh báo để đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm việc tại kho.

cách ghi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc

Các yêu cầu về thiết bị và dụng cụ trong kho thuốc

>>>> XEM NGAY: Cách bảo quản thuốc trong tủ lạnh tại nhà hữu ích

1.3 Các yêu cầu theo dõi và giám sát quá trình bảo quản

Ngoài ra, các đơn vị cũng chú trọng đến việc theo dõi và giám sát quá trình bảo quản thuốc:

  • Điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm phải được kiểm tra tối thiểu 2 lần/ ngày.
  • Ghi chép số liệu theo dõi, giám sát về điều kiện bảo quản phải có sẵn để tra cứu mỗi khi cần.
  • Mỗi kho phải có ít nhất 1 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động để ghi lại với tần suất ghi tối thiểu 30 phút/ lần.
  • Phải có thiết bị cảnh báo kịp thời về các sự cố hay sai lệch về nhiệt độ và độ ẩm bảo quản thuốc.

Các yêu cầu theo dõi và giám sát quá trình bảo quản

 

Các yêu cầu theo dõi và giám sát quá trình bảo quản

2. Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc

Bên cạnh việc bảo quản thuốc an toàn tại kho, các đơn vị cũng cần quan tâm đến việc bảo quản tại các nhà thuốc. Cách bảo quản cụ thể như sau:

2.1 Quy định nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc

Nhiệt độ và độ ẩm tại nhà thuốc phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn GPP. Dưới đây là các quy định chi tiết về bảo quản thuốc:

  • Thuốc được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng dưới 30°C, độ ẩm dưới 75%.
  • Tủ lạnh hoặc các thiết bị bảo quản mát có nhiệt độ từ 8 đến 150C, bảo quản lạnh từ 2 đến 80C.

nhiệt độ độ ẩm kho thuốc

Quy định về nhiệt độ, độ ẩm của nhà thuốc

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Hộp đựng thuốc thuốc tiểu đường

2.2 Yêu cầu về vật tư thiết bị y tế

Ngoài nhiệt độ và độ ẩm được quy định, các trung tâm y tế cũng cần quan tâm đến những yêu cầu về vật tư cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản tại nhà thuốc.

2.2.1 Đối với các thiết bị bảo quản

Nhà thuốc cần trang bị các thiết bị bảo quản thuốc khỏi ánh nắng trực tiếp và có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Các thiết bị bảo quản bao gồm:

  • Các tủ, kệ chắc chắn, trơn nhằm đảm bảo cho việc bảo quản thuốc và dễ dàng vệ sinh.
  • Nơi bảo quản cần có đủ ánh sáng để tránh nhầm lẫn các thông tin của thuốc.
  • Tại nhà thuốc cần có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy định.
  • Các cơ sở y tế phải trang bị các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp.

2.2.2 Đối với các dụng cụ và bao bì lẻ

Ngoài các thiết bị bảo quản, nhà thuốc cần phải quan tâm đến dụng cụ và bao bì lẻ. Các yêu cầu được đặt ra như:

  • Đối với trường hợp hết bao bì liên quan trực tiếp đến thuốc, người bán thuốc phải dùng các bao bì kín khí và có đủ độ cứng để bảo quản thuốc.
  • Không nên sử dụng các bao bì lẻ có chứa nội dung quảng cáo của các thuốc khác.
  • Thuốc dùng ngoài nên được đựng trong các bao bì phù hợp.
  • Thuốc pha chế theo đơn nên được đựng trong các bao bì chuyên dụng để dễ phân biệt và không gây ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

2.2.3 Các lưu ý khi ghi nhãn

Cuối cùng, các nhà thuốc cần chú ý đến việc ghi nhãn thuốc trong quá trình bảo quản. Các lưu ý cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp bán lẻ, thuốc không được đựng trong đúng bao bì thì người bán thuốc cần phải ghi rõ các nội dung như tên thuốc, hàm lượng, nồng độ. Đồng thời, bác sĩ cũng cần ghi thêm liều lượng và cách dùng nếu không có đơn thuốc.
  • Đối với thuốc pha chế theo đơn, người bán thuốc phải ghi đầy đủ các thông tin trên và bổ sung thêm ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên bệnh nhân, thông tin cơ sở pha chế và cảnh báo an toàn cho trẻ em.

cách ghi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc

Các lưu ý khi ghi nhãn thuốc

2.4 Quy trình bảo quản thuốc tại nhà thuốc

Quy trình bảo quản thuốc tại nhà thuốc phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Các điều kiện bảo quản phải duy trì liên tục xuyên suốt trong thời gian bảo quản. Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ được bảo quản ở kho lạnh hoặc tủ lạnh. Thuốc nhạy cảm ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua.
  • Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.
  • Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải bảo quản riêng biệt tránh gây nhầm lẫn.
  • Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn trên phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng thuốc được sử dụng hết.
  • Tất cả các sai lệch, thất thoát của các mặt hàng có trong nhà thuốc cần phải điều tra để tìm ra nguyên nhân do cẩu thả, lẫn lộn hay các vấn đề sai trái khác.
  • Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc FEFO và FIFO và cũng để phát hiện hàng gần hết hay đã hết hạn dùng.
  • Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các thuốc bị hư hỏng hay biến chất trong quá trình bảo quản.
  • Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản ở một khu vực riêng và dán nhãn chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng.

 

Quy trình bảo quản thuốc tại nhà thuốc

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách ghi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc mà Thiết bị y tế MEDITOP muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác về sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua địa chỉ bên dưới. Đội ngũ tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Hộp bảo quản thuốc tiểu đường xách tay

Liên Hệ

Quý khách vui lòng để lại lời nhắn. 0942.402.306 sẽ liên hệ quý khách trong thời gian sớm nhất