1. Đặc điểm của bồn rửa tay phẫu thuật
Bồn rửa tay vô trùng là thiết bị y tế không thể thiếu trong các phòng phẫu thuật của các bệnh viện lớn, nhỏ. Loại bồn này được trang bị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, sạch sẽ trong phòng mổ cho bệnh nhân
Được làm bằng chất liệu inox 304 hoặc composite, hai chất liệu này đều có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh
Phần chân bồn thiết kế vững chắc
Bề mặt bồn rửa không đọng nước giúp nâng cao độ tiệt trùng
Công suất thiết kế: thường dành cho 1-3 phẫu thuật viên rửa tay
>>>> Xem ngay: Các loại bồn rửa tay phẫu thuật giá tốt trên thị trường
2. Công dụng của bồn rửa tay tiệt trùng
Nhiễm khuẩn bàn tay là mối quan tâm lớn đối với tất cả mọi ngành nghề hiện nay, đặc biệt đối với ngành y tế. Tại các bệnh viện, chữa các loại bệnh khác nhau nên có rất nhiều loại virus vi khuẩn nên có thể gây ra những hậu quả không mong muốn khi chăm sóc và tiếp xúc với các bệnh nhân điều trị. theo nghiên cứu đưa ra mỗi bàn tay của chúng ta có thể mang tới khoảng 4.6 triệu mầm bệnh gồm 2 loại bám đinh hay tạm trú. Hầu hết, mầm bệnh tập trung ở đầu móng tay và kẽ tay. Sau khi mổ có thể bị nhiễm khuẩn phần lớn do các vi sinh vật nội sinh của chính người bệnh.
Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại mà con người bằng mắt thường không thể quan sát được. Vì thế nhiễm khuẩn khi can thiệp ngoại khoa trong y học luôn được chú trọng.
Theo nghiên cứu, rửa tay ngoại khoa theo kỹ thuật, đặc biệt là rửa tay trước mổ có khả năng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trên da nếu không may găng tay bị rách. Từ đó, có thể hạn chế nhiễm trùng vết mổ; tăng hiệu quả phục hồi sau mổ; tránh các biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn cho người bệnh và nguy cơ gây bệnh cho nhân viên y tế.
3. Hướng dẫn rửa tay
Quá trình rửa tay phải được thực hiện từ đầu ngón tay đến khủy tay bằng xà phòng có chất khử trùng trước khi phẫu thuật.
Thời gian rửa tay ngoại khoa tốt nhất là bao nhiêu thì không có quy định chung. Tuy nhiên nó có thể phụ thuộc vào các loại sản phẩm kháng khuẩn của dung dịch rửa tay mà phẫu thuật viên đang dùng. Thời gian rửa tay lâu có thể làm cho vi khuẩn ở lớp dưới da xuất hiện do đó sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Do vậy, theo quy định của Bộ Y tế, thời gian rửa tay ngoại khoa bắt buộc là 5-6 phút. Thời gian rửa tay còn phải tùy thuộc vào số lần đánh tay trong ngày, dung dịch rửa tay và phương pháp rửa tay như thế nào.
Rửa sạch hết các chất bẩn và vi khuẩn có trên bề mặt da tay để khi phẫu thuật vết thương, vết mổ thì bệnh nhân không bị bội nhiễm bởi các thao tác của người làm phẫu thuật, thủ thuật như thay băng hay tiêm....
Hạn chế tối đa được sự tiết dịch như mồ hôi hay tuyến bã của da tay bằng cách pha vào các dung dịch rửa tay, ngâm tay vào các chất làm săn da để co các lỗ tuyến có chứa Tanin.... Hoặc có thể sử dụng các chất phủ mặt da dạng như Vaseline... để làm che lấp các lỗ tuyến khiến các dịch không tiết ra được trong thời gian làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
Yêu cầu của mỗi phương pháp hay dung dịch rửa tay ngoại khoa trước mổ là không được làm hại da tay như ăn mòn, bỏng rộp, khô cháy da,... vì vậy phải bảo vệ da tay trước khi làm thủ thuật.
>>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại bồn rửa tay phẫu thuật